Bơm dầu là bộ phận không thể thiếu trên động cơ, có nhiệm vụ chính là đảm bảo lượng dầu được đưa tới các bề mặt ma sát có một áp suất cao, ổn đinh, và liên tục trong suốt quá trình hoạt động của chiếc xe. Thông thường trên các dòng xe thường sử dụng bơm dầu kiểu bánh răng, hoặc bơm dầu kiểu roto,…
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bơm dầu ô tô
–Bơm dầu kiểu bánh răng
Cấu tạo
Bơm dầu kiểu bánh răng có 2 bánh răng: Một bánh răng chủ động và một bánh răng bị động. Bánh răng chủ động được lắp cố định trên trục bơm bằng then hoa hoặc là then bán nguyệt. Trục bơm này được dẫn động bởi trục khuỷu hoặc trục cam nhờ các cặp bánh răng trụ răng nghiêng.
–Nguyên lý hoạt động
Hai bánh răng chủ động và bị động ăn khớp với nhau tạo thành 2 khoang dầu riêng biệt là khoang dầu vào và khoang dầu ra. Khi bánh răng chủ động quay nhờ lực kéo đến từ trục khuỷu hoặc trục cam, bánh răng bị động cũng được dẫn động theo nhờ các bánh răng ăn khớp. Dầu từ đường dầu áp suất thấp (khoang dầu vào) sẽ được nén lại, và đẩy qua khoang dầu ra, nhờ đó áp suất dầu ở đây có áp suất cao, và được đẩy qua các bộ lọc tới các chi tiết cần bôi trơn. Lượng dầu được đẩy đi cũng tạo ra một lực hút ở trong khoang dầu vào, nhờ đó dầu được hút lên từ các – te, quá trình này được lặp lại liên tục, tạo thành một chu kì vận chuyển của dầu trơn trong động cơ.
Khi tốc độ động cơ tăng, làm cho tốc độ tại bánh răng chủ động cũng tăng theo, do vậy áp suất dầu vượt quá mức quy định. Nhằm hạn chế các tác động mà áp suất dầu quá cao gây ra, van điều áp được thêm vào để khắc phục tình trạng này. Khi áp suất dầu quá cao, van điều áp mở ra, làm cho 1 phần lượng dầu sẽ về lại khoang hút, từ đó hạn chế lại áp suất dầu tăng quá mức.
Bơm dầu kiểu roto
Cấu tạo
Gồm vỏ chứa 2 roto lồng vào nhau: roto trong và roto ngoài
Roto ngoài có khoét lõm hình sao đỉnh tròn. Roto trong dạng chữ thập đỉnh tròn được lắp vào trong roto ngoài, cả 2 roto được lắp lệch tâm với nhau.
Roto trong có thể quay được nhờ trục bơm dẫn động từ trục cam của động cơ.
Nguyên lý hoạt động
Hai roto được đặt lệch nhau, khi roto trong quay thì roto ngoài cũng quay theo. Đỉnh của roto bên trong luôn tỳ sát vào thành của roto ngoài, tạo thành các khoang dầu A và B. Khi roto quay, khoảng không gian giữa các roto chứa đầy dầu, thể tích khoang B dần giảm, dầu dần được nén với áp suất cao, và được đẩy đi bôi trơn các chi tiết thông qua các cửa xả. Ngược lai, thể tích khoang A dần tăng, tạo ra một độ chân không hút lượng dầu trong cat-te, cứ như thế qua trình này được lặp lại liên tục, đẩy lượng dầu bôi trơn khắp động cơ.
Trên đây là cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bơm dầu ô tô, hy vọng bài viết cung cấp những kiến thức hữu ích cho bạn đọc.
Phương pháp sửa chữa bơm dầu
Nếu ở trên mặt răng của bánh răng truyền động, bánh răng chủ động và bánh răng bị động có gai nhọn thì có thể dùng đá mài dầu để mài bóng; nếu bị nứt vỡ, mẻ thì phải thay.
Khi mặt đầu hay mặt bên của bánh răng chủ động và bánh răng bị mòn ít, có thể cạo rà, phay hoặc điều chỉnh chiều dày tấm đệm lắp ghép ở mặt thân bơm, nhưng phảI đảm bảo độ đồng tâm của trục không bị lệch. Trong trường hợp mặt đầu của bánh răng mòn nhiều thì phải thay mới.
Khi Mặt làm việc của nắp bơm mòn vượt quá tiêu chuẩn cho phép, có thể đặt nắp bơm trên tấm thuỷ tinh dùng cát rà xu páp để rà phẳng.
Khi kiểm tra khe hở dọc cuả trục bơm, nếu vượt quá 0,35 mm thì tháo bánh răng truyền động, lắp thêm đệm bằng thép có chiều dày thích hợp vào giữa bánh răng truyền động với mặt cuối vỏ bơm
Khe hở lắp ghép giữa trục bơm và vỏ vượt quá 0,16 mm thì phải thay trục mới hoặc có thể hàn đắp hay mạ, sau đó gia công lại theo kích thước yêu cầu.
Trường hợp vỏ bơm có bạc lót riêng, thì có thể thay bạc mới, còn nếu không có mà lỗ trục bị mòn nhiều thì có thể khoét rộng ra bằng máy tiện, máy phay hoặc máy khoan, sau đó lắp bạc lót mới bằng gang hoặc bằng đồng để khôI phục khe hở của nó.
– Trường hợp khe hở giữa trục và lỗ bánh răng bị động lớn, nhưng còn nằm trong giới hạn cho phép thì có thể rút trục này ra và xoay một góc 1800 rồi lắp vào để dùng tiếp.
– Chốt ngang bánh răng truyền động nếu lỏng phải thay chốt mới
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH THÁO BƠM DẦU
1. Tháo bơm dầu
Tháo bơm dầu ra khỏi động cơ: Quy trình giống với quy trình tháo thân máy, nắp máy và các te, nhưng chỉ cần tháo đến phần các te.
– Nếu bơm dầu ở đầu động cơ phải tháo các te, bánh đai trục khuỷu, tháo mặt bích phía trước.
– Nếu bơm dầu ở đáy các te, tháo lưới lọc rồi tháo bơm ra.
– Nếu bơm dầu ở bên ngoài động cơ không cần tháo các te.
2. Tháo rời bơm dầu
– Làm sạch bên ngoài bơm dầu
– Dùng clê hoặc tuýp tháo các bu lông cố định nắp bơm để tách rời nắp với vỏ bơm.
– Bóc đệm lót và lấy bánh răng bị động ra.
– Dùng clê để tháo đai ốc van giảm áp lấy lò xo và van bi ra;
– Dùng dũa để dũa đầu chốt ngang bánh răng truyền động , rồi dùng chốt để đóng chốt ngang ra, sau đó tháo bánh răng truyền động ra khỏi trục bơm.
– Rút trục bơm và bánh răng chủ động ra khỏi vỏ bơm rồi ép bánh răng chủ động ra (nếu cần).
– Dùng dầu diesel để rửa sạch các chi tiết.
* Các chú ý khi tháo
– Cẩn thận khi tháo nút van hạn chế áp lực để tránh văng lò xo gây tai nạn.
– Chỉ tháo các bánh răng khi cần sửa chữa.
– Tháo bánh răng truyền động và bánh răng chủ động ra khỏi trục phảI dùng dụng cụ chuyên dùng, không được dùng búa để đóng làm hỏng bánh răng.
Các chi tiết tháo rời của bơm dầu kiểu bánh răng
Các chi tiết tháo rời của bơm dầu kiểu bánh răng
Các chi tiết tháo rời của bơm dầu kiểu rô to
Các chi tiết tháo rời của bơm dầu kiểu rô to
2. Kiểm tra phát hiện hư hỏng và sửa chữa bơm dầu
3. Sửa chữa bơm dầu
– Tiến hành sửa chữa các chi tiết để sử dụng.
– Thay mới những chi tiết hư hỏng nặng.
YÊU CẦU KỸ THUẬT SAU KHI SỬA CHỮA (BỘ THÔNG SỐ ĐIỂN HÌNH)
TT Yêu cầu kỹ thuật Giới hạn cho phép
1 Khe hở giữa đầu răng với vỏ bơm 0,01 – 0,03 mm
2 Khe hở giữa nắp bơm với mặt đầu bánh răng 0,15 – 0,35 mm
3 Khe hở giữa bánh răng chủ động với bánh răng bị động 0,15 – 0,35 mm
4 Khe hở giữa trục bơm với bạc lót ở vỏ bơm 0,075 – 0,125 mm
5 Độ cong của trục bơm 0,03 mm
6 Mòn lõm sâu mặt làm việc của nắp bơm 0,16 mm
7 Áp suất bơm dầu Cụ thể loại động cơ
4. Lắp bơm dầu: Khi lắp bơm theo thứ tự ngược lại với khi tháo.
* Các chú ý khi lắp
– Các chi tiết phải được lau sạch sẽ;
– Tiến hành lắp từng cái một theo thứ tự và các ký hiệu đã đánh dấu ban đầu.
– Bạc đồng ở hai đầu phảI doa cùng một lúc để đảm bảo độ đồng tâm,
– Khe hở lắp ghép giữa các chi tiết phải chính xác.
5. Thử bơm dầu
Bơm dầu sau khi sửa chữa xong trước khi lắp vào động cơ cần phải kiểm tra và điều chỉnh để đảm bảo áp suất theo quy định, tuỳ theo lọai động cơ.
Kiểm tra điều chỉnh bơm dầu có thể tiến hành trên thiết bị chuyên dùng hoặc thủ công.
a. Kiểm tra, điều chỉnh trên thiết bị chuyên dùng
Trước khi kiểm tra và điều chỉnh phải cho bơm dầu chạy không tải khoảng 5 phút với tốc độ quy định.
Kiểm tra độ nhớt của dầu bôi trơn ở động cơ đang dùng theo quy định của nhà sản xuất.
Khi kiểm tra và điều chỉnh bơm dầu phải đảm bảo các thông số làm việc sau đây:
+ Tốc độ bơm dầu (vòng / phút).
+ Lượng dầu ra (lít / phút)
+ Áp suất dầu (MPa).
+ Áp suất van giảm áp mở (MPa).
BƠM DẦU OTO LÀ BỘ PHẬN QUAN TRỌNG TRONG MỌI HOẠT ĐỘNG .VÌ VẬY NGOÀI TRỌN NHỮNG ĐƠN VỊ THAY THẾ LẮP RÁP KIỂM TRA UY TÍN THÌ QUÝ KHÁCH HÀNG PHẢI THÔNG THÁI CHỌN LOẠI BƠM DẦU CHÍNH HÃNG
PHỤ TÙNG dtu.com là nhà cung cấp phụ tùng oto với 17 năm kinh nghiệm trên thị trường cam kết mang đén cho khách hàng nhưng sản phẩm chính hãng trên thị trường
-khách mua hàng bên chúng tôi sẽ được kiểm tra hàng trước khi thanh toán
-được đổi trả lại hàng nếu hàng ko đúng như thỏa thuận
-đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp giúp khách hàng giải đáp mọi thắc mắc
liên hệ ;0358 934 255
Đánh giá BƠM DẦU HYUNDAI TUCSON MÁY XĂNG HÀNG MOBIS CHÍNH HÃNG
Chưa có đánh giá nào.